Khi con trai thứ 2 chưa tròn 1 tuổi, Phương Trinh Jolie khiến ai nấy bất ngờ khi thông báo đang có em bé thứ 3. Hiện nữ ca sĩ đang ở tuần 18 của thai kỳ. Dù bầu bí nhưng nhìn bà mẹ 3 con thon gọn, xinh đẹp ngỡ ngàng. Dân mạng chia sẻ vòng 2 hơi nhô cao một chút nhưng phải rất tinh mắt mới nhìn ra.
Nếu theo dõi bà mẹ 3 con sẽ biết cô rất chăm chỉ luyện tập gym và yoga. Từ ngày có bầu, bộ môn yoga được ưu tiên hơn, gần như không ngày nào Phương Trinh Jolie quên tập. Tất nhiên, đẹp tự nhiên chứ không tự nhiên mà đẹp, để sở hữu hình thể đẹp không hề đơn giản, nữ diễn viên có chế độ rất khắt khe, kèm theo ăn uống hợp lý.
Chăm chỉ chẳng nghỉ một ngày yoga nào, nữ diễn viên ra đường không ai biết bầu 18 tuần (Nguồn TikTok @phuongtrinhjolie2)
Từ ngày có bầu, bộ môn yoga được ưu tiên hơn, gần như không ngày nào Phương Trinh Jolie quên tập (Nguồn TikTok @phuongtrinhjolie2)
Chị em phụ nữ muốn đẹp thì hãy cân bằng chế độ ăn uống, luyện tập suốt cả quá trình dài chứ không chỉ ngày 1, ngày 2 (Nguồn TikTok @phuongtrinhjolie2)
Phương Trinh Jolie lâu sẽ biết nữ diễn viên coi trọng việc chăm sóc và giữ gìn vóc dáng ngay cả trước, trong và sau khi mang bầu. Thế nên, lời khuyên là chị em phụ nữ muốn đẹp thì hãy cân bằng chế độ ăn uống, luyện tập suốt cả quá trình dài chứ không chỉ ngày 1, ngày 2. Trước đây, nữ diễn viên tập gym, còn hiện tại vì đang bầu nên Phương Trinh Jolie trung thành với yoga.
Trên trang cá nhân, Phương Trinh rất chăm chỉ đăng loạt clip chia sẻ các cách tập yoga, các bài tập dành cho mẹ bầu 14 tuần, 16 tuần, 18 tuần… sao cho phù hợp. Dĩ nhiên, việc chọn bài tập nào là tùy vào cơ địa cũng như thể lực của từng mẹ bầu.
Các chuyên gia y tế khẳng định rằng tập yoga trước khi sinh có thể giúp người mẹ cải thiện sức khỏe: Mở rộng cơ hông, thư giãn các cơ bắp và tăng sức dẻo dai xương cột sống, phần lưng, chân và bụng, làm thư giãn, giảm căng thẳng, lo lắng, giảm đau lưng, sưng phù chân tay, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho mẹ bầu chuyển dạ và “vượt cạn” dễ dàng hơn.
Một số tư thế yoga tuyệt vời giúp “đánh bay” mệt mỏi và phù hợp với mẹ bầu trong suốt thai kì
1. Tư thế ngọn núi
Cách thực hiện: Đứng dang 2 chân rộng bằng hông, đặt bàn chân sao cho 2 ngón cái song song với nhau hướng thẳng về phía trước, đầu gối hơi trùng, vai ngửa ra sau một chút. Chắp 2 bàn tay trước ngực rồi sau đó nhắm mắt lại và hít thở thật sâu. Hít bằng mũi rồi thở ra qua miệng, thở chậm và sâu. Trong khi tập động tác này, mẹ lưu ý không để phần lưng chịu tải trọng cơ thể quá nặng và luôn giữ cho hai bờ vai thật thoải mái.
2. Tư thế chiến binh
Ở tư thế này, mẹ cần dang rộng 2 cánh tay về 2 bên, song song với vai, lưu ý là 2 cánh tay phải song song với nhau. Một chân co gập lại tạo thành góc 90 độ, chân còn lại duỗi ra. Giữ tư thế này trong vòng 20 giây rồi xoay người đổi bên. Đây là một tư thế rất tốt cho đôi chân cũng như giúp mở rộng hông của bạn. Nếu mẹ bầu tập tư thế này trong 3 tháng tháng cuối thai kì và cảm thấy khó chịu thì nên dừng lại và đổi tư thế khác.
3. Tư thế cây cầu
Đây là tư thế yoga cổ điển dành cho mẹ bầu trước khi sinh, giúp tăng sức dẻo dai cho cơ hông. Nếu mẹ vẫn cảm thấy thoải mái khi nằm ngửa thì có thể tiếp tục thực hiện tư thế này.
Các bước thực hiện như sau: Mẹ nằm ngửa, để hai chân cách xa nhau sao cho khi nâng chân lên gót chân sẽ ở gần hông hơn bình thường. Đặt lòng bàn tay úp xuống sàn nhà. Hít vào và nâng hông lên, thở ra và dùng lực ấn vào hai chân để giữ thăng bằng. Mắt nhìn thẳng. Giữ tư thế trong khoảng 20 giây sau đó từ từ hạ người xuống với một hơi thở dài và đầy đủ.
4. Tư thế hình tam giác
Dang chân rộng, thực hiện hít thở. Khi hít vào thì nhấc một tay lên cao quá vai, hạ thấp vai và lưng xuống, tay còn lại chống vào gối đã gập 90 độ. Thở ra và thả lỏng, sau đó xoay hông rồi lặp lại động tác. Mẹ cố gắng xoay hông và giữ hơi thở sâu và chậm. Tư thế này sẽ giúp tăng cường sự dẻo dai của toàn bộ cơ thể.
5. Tư thế cái cây
Mẹ bầu sẽ cảm thấy thăng bằng hơn với chiếc bụng ngày càng lớn khi tập luyện tư thế này. Chắp hai tay trước ngực hoặc đặt áp lòng bàn tay vào thắt lưng.
Gập gối phải và đặt bàn chân phải lên đùi trái. Nếu động tác này quá khó, mẹ hãy đặt bàn chân lên bắp chân, tập trung nhìn vào một điểm và giữ thăng bằng cơ thể. Hoặc mẹ có thể lấy điểm tựa bằng cách dựa người vào tường.
Nguồn: Sưu tầm