Được biết trong những năm gần đây từ khóa tiền điện tử và tiền ảo ngày càng tràn lan trên mạng xã hội. Hầu như tần suất đã tỷ lệ thuận với độ phổ biến. Lý do đó là bởi vì gần đây những loại tiền này được sử dụng khá nhiều nhất là để thanh toán và giao dịch. Cùng tìm hiểu thêm về sự khác nhau giữa tiền điện tử và tiền ảo là như thế nào trong bài viết sau đây nhé ! Như thế nào là tiền điện tử và tiền ảo Mặc dù được nhiều người nhắc đến nhưng nhiều người vẫn chưa thể phân biệt được hai loại tiền này. Trên thực tế mà nói thì hai loại tiền này là hai đối tượng hoàn toàn khác biệt với nhau. Do chúng đều là loại tiền hoạt động trên cùng nền tảng số. Cũng như kết nối những bên liên quan thông qua hình thức điện tử và xử lý cá giao dịch nên thường dễ bị nhầm lẫn. Để tránh sử dụng lẫn lộn và sai lầm thì ta nên bắt đầu với khái niệm của từng loại. Có thể hiểu một cách dễ dàng là tiền điện tử như cách thức thể hiện dưới dạng số hóa của tiền pháp định. Ví dụ như là VNĐ, USD, EUR, KRW,…Những đồng tiền điện tử số hóa này sẽ được đảm bảo bởi ngân hàng trung ương của quốc gia đó. Hoặc nếu đó thuộc tổ chức tài chính thì sẽ chịu sự quản lý của chính tổ chức đó. Tại Việt Nam thì loại tiền điện tử này được tồn tại ở thị trường dưới hai hình thức. Hình thức thứ nhất là ví điện tử như ZaloPay, MoMo, Moca, VNPay,….Hình thức thứ hai đó là thẻ trả trước như Visa, Mastercard,… Trong khi đó tiền ảo hay còn gọi là tiền mã hóa (Crypto Currency) có ý nghĩa được ghép từ crypto (mã hóa) và currency (tiền tệ). Và đây không phải là tiền pháp định, nhất là ở Việt Nam. Loại tiền này không được phát hành hay bảo đảm bởi bất kì nhà nước hay cơ quan quản lý tiền tệ ở quốc gia nào. Đặc điểm của tiền này là phi tập trung, mang tính ẩn danh cao, không chịu sự quản lý và chứa nhiều rủi ro. Trích dẫn từ Tổ chức quốc tế về Tiêu chuẩn hóa (ISO):“ Tiền ảo là tài sản có tính chất tiền tệ. Tức có thể sử dụng nó để làm phương tiện trao đổi. Hay một tài sản có giá trị trong một môi trường quốc tế.” Bên cạnh đó thì Quốc hội và Hội đồng của Liên minh Châu Âu (EU) cũng có nhận định về tiền ảo. Cụ thể “Tiền ảo thể hiện giá trị dưới dạng số. giá trị này không được một ngân hàng trung ương hay một cơ quan nhà nước nào phát hành hay đảm bảo. Nó không gắn liền với một đồng tiền pháp định nào. Và nó không có địa vị pháp lí của tiền tệ. Nhưng lại được chấp nhận bởi cá nhân hoặc pháp nhân như một phương tiện trao đổi. Bằng hình thức điện tử mà nó có thể được chuyển đổi, lưu trữ hay giao dịch.” Tiền ảo có nhiều mục đích sử dụng khác nhau Ông Leohard A. Weese, Chủ tịch Hiệp hội Bitcoin Hong Kong, cho biết tiền điện tử có đặc tính giống như tiền mặt ở ngân hàng, còn tiền mã hoá lại giống như vàng. Khi bạn mua vàng, bạn giữ nó như một dạng tích trữ giá trị, không biết rõ giá trị trong tương lai. Ông cũng chỉ ra nhiều dạng thức sử dụng tiền ảo nói chung hay bitcoin nói riêng trên thế giới như dùng để đầu cơ, lưu trữ giá trị hay phương tiện trao đổi (thanh toán trực tuyến, thanh toán quốc tế). Đồng bitcoin có một ưu điểm vượt trội khiến nó thay thế việc sử dụng các dịch vụ ngân hàng là chi phí chuyển tiền thấp và tốc độ chuyển rất nhanh. Bitcoin có thể xử lí khoảng 5 giao dịch mỗi giây. Việc tham gia mạng lưới tiền ảo rất dễ dàng với việc quản lí sở hữu bằng blockchain. Ai cũng có thể chạy phần mềm ứng dụng và tham gia mạng lưới. Tiền mã hoá cũng dễ dàng chia nhỏ và có thể dễ dàng hoán đổi trong quá trình sử dụng. Đặc biệt tiền ảo có một đặc tính là ẩn danh, nó không chịu quản lí bởi bất kì Chính phủ hay doanh nghiệp nào. Chuyển tiền thông qua bitcoin bỏ qua giới hạn địa lý với mức phí chuyển tiền rất thấp. Đối với những người làm việc online, nhận công việc từ nhiều nước khác, việc nhận tiền công bằng bitcoin mang lại sự thuận tiện hơn rất nhiều. Do đó nhờ bitcoin, họ có thể kinh doanh, bán hàng, nhận tiền trên qui mô toàn cầu và không bị quản lý bởi các nhà cầm quyền. Đối với những người không có tài khoản ngân hàng hay những vùng khó tiếp cận dịch vụ ngân hàng, sử dụng bitcoin/tiền ảo là một sự lựa chọn khiến họ đạt được mục đích giao dịch. Rủi ro khi sử dụng bitcoin là gì? Mặc dù có một số ưu điểm khiến tiền ảo được coi trọng ở nhiều nơi nhưng việc sử dụng tiền ảo cũng mang đến nhiều nguy cơ cho cả người giao dịch và chính quyền các nước. Do khả năng ẩn danh, tính chất biến động lớn và không có đảm bảo nên đồng tiền này bị cấm hoặc hạn chế sử dụng tại nhiều nước. Trước hết, việc nắm giữ bitcoin là giữ một chuỗi thông tin không định danh, nếu gặp trường hợp bị trộm thì bạn sẽ mất hoàn toàn nó. Cùng với đó, giao dịch tiền ảo là không thể đảo ngược, không khôi phục được, do đó nó không cho phép sai lầm xảy ra trước khi tiến hành giao dịch. Người ta cũng đặt nghi vấn về nguy cơ rửa tiền qua bitcoin bởi tính chất ẩn danh và khó có thể truy xuất nguồn gốc ban đầu của giao dịch. Tuy nhiên, theo ông Leohard A. Weese: Nguy cơ rửa tiền qua bitcoin là thấp theo một báo cáo mới đây của FBI, bởi những người sử dụng bitcoin sẽ được chú ý hơn trong quá trình điều tra. Ông cũng nhấn mạnh rằng, mặc dù việc kiểm soát giao dịch bitcoin là khó, sẽ vẫn có những cách thức quản lý nó. Thông tin giao dịch vẫn sẽ được lưu lại tại các sàn giao dịch hay trung gian thanh toán (những tổ chức tương tự như các công ty Fintech) và do đây là hoạt động hợp pháp, nên họ vẫn phải cung cấp thông tin giao dịch trong một số trường hợp cần thiết cho các cơ quan chức năng.