HR là một trong những cụm từ thường thấy trong lĩnh vực nhân sự. Tuy nhiên, HR là gì và những vị trí trong ngành HR là gì thì không phải ai cũng biết. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những vấn đề này thông qua bài viết dưới đây nhé. 1. HR là gì? HR là viết tắt cho cụm từ Human Resources , HR được hiểu một cách đơn giản là nguồn nhân lực. Những người làm trong nghề HR sẽ phụ trách công việc liên quan đến quản trị nhân sự trong một doanh nghiệp. Ví dụ cụ thể như tuyển dụng nhân viên, thực hiện những chính sách với người lao động, đào tạo nhân sự,… Nguồn nhân lực là một thành tố quan trọng đối với bất kỳ công ty hay tổ chức nào. Do đó, bộ phận HR đều có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển chung của doanh nghiệp. Hiện nay, ở một số nơi, HR sẽ làm cả phần công việc về General Affair. >>>>> Có thể bạn quan tâm: tìm việc làm 2. Ngành HR bao gồm các vị trí nào? Có rất nhiều vị trí trong ngành HR. Tùy thuộc vào quy mô nhân sự và nhu cầu công việc, những vị trí này trong một doanh nghiệp sẽ có sự thay đổi. Cụ thể: Chief Human Resources Officer: Giám đốc nhân sự HR manager: Trưởng phòng nhân sự Training and Development Specialist: Chuyên viên đào tạo và phát triển Compensations and Benefits Specialist/Chuyên viên C&B: Chuyên viên tiền lương và phúc lợi HR admin: Quản trị hành chính – nhân sự Recruitment Specialist: Chuyên viên tuyển dụng 3. Lộ trình nghề nghiệp của HR 3.1. Sinh viên sau khi tốt nghiệp Sinh viên mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm sẽ được phân công đảm nhiệm các vị trí sau: HR admin: Công việc của một HR admin là phụ trách những vấn đề liên quan đến giấy tờ hợp đồng lao động, bằng khen, chứng nhận, quản lý các tài sản nằm trong phúc lợi cho nhân viên, những báo cáo về kiểm kê tài sản. Vị trí tuyển dụng: Vị trí này thường xuyên trao đổi với các phòng ban, các cấp quản lý để nắm bắt nhu cầu, chất lượng và vị trí nhân sự cần tuyển. Vị trí tính lương: Những người đảm nhận vị trí này dựa trên năng lực và chính sách của doanh nghiệp cho nhân viên như: nhân viên mới, số giờ nghỉ phép, nghỉ do bệnh tật, làm thêm giờ, làm ca đêm, nhân viên hợp đồng, nhân viên nghỉ việc, làm cuối tuần, phúc lợi kèm thêm… 3.2. Người đã có kinh nghiệm Khi đã tích lũy được kinh nghiệm, các nhân sự được thử sức, bổ nhiệm vào những vị trí cao hơn. Vị trí đào tạo: Người đảm nhiệm vị trí này sẽ phải nghiên cứu và đưa ra những chính sách đào tạo cho nhân viên cho doanh nghiệp. Ngoài ra, còn phải trao đổi với quản lý và lãnh đạo để đưa ra những chương trình đào tạo/huấn luyện nội bộ cho nhân viên. Tìm kiếm và liên kết chương trình đào tạo bên ngoài nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo cho nguồn nhân lực cho công ty. Vị trí quản lý: Ở vị trí quản lý HR chủ yếu đảm nhiệm các công việc bàn bạc các kế hoạch quản lý với những bộ phận khác về nhu cầu tuyển dụng, huấn luyện, đào tạo nhân viên, đưa ra các chính sách và phúc lợi cho thích hợp. Ngoài ra, tham gia các cuộc họp nội bộ trong nội bộ để đảm bảo các hoạt động nhân sự diễn ra đúng tiến độ và giải quyết được các mâu thuẫn phát sinh. HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp Hotline: 08. 3636. 1080 Email: [email protected] / [email protected] Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam